Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (1): Thất chính và Tam tài 🌈 #vanhoatruyenthong
0 seconds
0 seconds
TAP TO UNMUTE
0:00
Play(k, Space)
Mute (m)
0%
0:00
/
0:00
Loop: Off
Autoplay is on
Playback settings
Fullscreen(f)
Visit Advertiser
TAP TO UNMUTE
Play (k, Space)
Unmute (m)
Ads
Fullscreen(f)

Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm (1): Thất chính và Tam tài 🌈 #vanhoatruyenthong

Andy Ho

Andy Ho

206 followers
Jan 22, 2024
🖋 Theo dõi loạt bài "Ấu Học Quỳnh Lâm bút đàm" theo link:
📚 Giới thiệu về cuốn sách Ấu Học Quỳnh Lâm
Ấu Học Quỳnh Lâm được xuất bản vào cuối triều Minh và đầu triều Thanh, là cuốn sách nổi bật nhất trong số nhiều sách giáo khoa nhập môn. Lúc bấy giờ có người nói: “Học xong Tăng Quảng (Tăng Quảng Hiền Văn) sẽ biết cách nói chuyện, học xong Ấu Học (Ấu Học Quỳnh Lâm) thì có thể đi khắp thiên hạ”, điều này có thể cho thấy mức độ được coi trọng của cuốn sách. Nội dung của nó trên từ thiên văn và thần thoại, dưới đến địa lý và nhân văn, đề cập đến quy tắc nhân luân và đạo trị quốc, bao quát hết thảy vạn tượng, rất phong phú, có thể nói đây là một cuốn bách khoa toàn thư đơn giản để trau dồi các tài năng toàn diện, bởi vì nó bắt nguồn từ vũ trụ quan to lớn thiên nhân hợp nhất của cổ nhân, nội hàm rộng lớn, thần bí xa xưa, khiến mọi người không thể bỏ qua. Người lớn thời đại chúng ta ngày nay đọc xong sẽ vô cùng kinh ngạc và thán phục, thật khó để tưởng tượng những đứa trẻ thời cổ đại, lại có thể tiếp thụ nền giáo dục trí tuệ vĩ đại như vậy, thật xứng đáng là người dân Thần Châu đại quốc hùng mạnh với nền văn minh năm nghìn năm.
Ấu Học Quỳnh Lâm ban đầu được gọi là Ấu Học Tu Tri, về tác giả cuốn sách có thuyết cho rằng nó được biên soạn bởi Trình Đăng Cát (tự Doãn Thăng) ở Tây Xương vào cuối thời nhà Minh, một thuyết khác cho rằng được biên soạn bởi Tiến sĩ Khâu Tuấn đời Minh. Vào thời Càn Long nhà Thanh, Trâu Thánh Mạch bổ sung và đổi tên là Ấu Học Cố Sự Quỳnh Lâm, gọi vắn tắt là Ấu Học Quỳnh Lâm.
Do nội dung phong phú của Ấu Học, chúng tôi sẽ chọn các chương thích hợp và giới thiệu tới mọi người, để độc giả có thể hiểu được sự bác đại tinh thâm của văn hóa truyền thống Trung Quốc, sống lại niềm tự hào và tự tin về một nền văn minh cố quốc.
(Nguồn: chanhkien.org)

Leave a Comment

Guest 1744050525188
0/2000