Giáo dục

21 thg 3, 2025
6 phút đọc
47lượt xem
6 phút đọc

Thông Minh Và Hiếu Học Thì Không Thẹn Hỏi Kẻ Dưới Mình

Thông Minh Và Hiếu Học Thì Không Thẹn Hỏi Kẻ Dưới Mình

Cuộc biện luận giữa Hạng Thác và Khổng Tử là một câu chuyện nổi tiếng về sự khiêm tốn và tinh thần học hỏi không ngừng của bậc thánh nhân.

Thời Xuân Thu có một thần đồng tên là Hạng Thác. Có một ngày, Hạng Thác cùng chúng bạn chơi trò xây thành trên đường, dùng bùn đắp lên một tòa thành đất. Vừa lúc Khổng Tử dẫn học trò ngồi xe ngựa chu du liệt quốc đi ngang qua, bọn trẻ khác thấy xe ngựa đều nhao nhao tránh đi, chỉ có Hạng Thác ngồi y nguyên trong thành đất nhỏ ở giữa đường.

Thế là Khổng Tử liền xuống xe hỏi cậu bé: “Xe ngựa đi tới, vì sao cháu không tránh ra vậy?” Hạng Thác ngẩng đầu lên nhìn Khổng Tử, thẳng thắn hùng hồn nói: “Thánh nhân nói rằng, làm người trên phải thông thiên văn, dưới phải tường địa lý, giữa phải tỏ lòng người. Từ xưa đến nay chỉ nghe xe ngựa có thể đi quanh thành, chứ chưa từng nghe phải dọn thành để nhường cho xe đi”. Khổng Tử cảm thấy Hạng Thác nói rất có đạo lý, không bác lời của cậu, liền nói học trò cưỡi xe ngựa nhường đường vòng qua mà đi, cũng nói với Hạng Thác: “Tuổi cháu mới chút thôi, lại hiểu được không ít đạo lý”.

Hạng Thác không phục Khổng Tử nói cậu nhỏ tuổi cho lắm, nên nói với Khổng Tử: “Cháu nghe nói cá con sinh ra sau ba ngày, liền có thể tự do tự tại bơi lội trong sông nước; thỏ con sinh ra được ba ngày cũng biết chạy chạy nhảy nhảy một đoạn; con người sinh ra sau ba tháng thì có thể nhận biết được cha mẹ. Đây là bản năng bẩm sinh, có quan hệ gì đến tuổi tác lớn nhỏ đâu?”

Khổng Tử cảm thấy đứa nhỏ này rất có ý tứ, muốn thử xem tài năng và kiến thức của cậu ta, lại hỏi Hạng Thác: “Cháu đã nói như vậy, ta cũng muốn hỏi cháu một chút, xem cháu biết hay không: Núi nào không có đá? Nước nào không có cá? Môn (cửa) nào không cần đóng? Xe nào không có bánh? Trâu nào không sinh trâu con? Ngựa nào không sinh ngựa con? Dao nào không có vòng [1]? Lửa nào không có khói? Cây nào không có nhánh?” Hạng Thác không chút suy tư trả lời ngay: “Núi đất không có đá. Nước giếng không có cá. Không môn (cửa trống) không cần đóng. Xe kiệu không có bánh xe. Trâu đất không sinh trâu con. Ngựa gỗ không thể sinh ngựa con. Chước đao (dao chẻ củi) không có vòng. Huỳnh hỏa (đom đóm) không có khói. Cây khô không có nhánh”.

Khổng Tử nghe Hạng Thác trả lời, vô cùng vui sướng, liên tục tán thưởng nói: “Đáp thật hay! Đáp thật hay!” Hạng Thác nghe rất đắc ý, cũng đưa ra một vấn đề hỏi Khổng Tử: “Lão tiên sinh, vậy ông có biết hay không, ngỗng và vịt tại sao có thể nổi trên mặt nước mà bơi lội? Nhạn (ngỗng trời) và hạc tại sao có thể phát ra tiếng kêu to? Tùng và bách tại sao một năm bốn mùa đều xanh tốt?” Khổng Tử trả lời rằng: “Ngỗng và vịt có thể nổi trên mặt nước bơi lội là vì do chân có màng. Nhạn và hạc có thể kêu to là vì cổ chúng dài. Tùng và bách một năm bốn mùa đều xanh tốt là vì lõi của chúng rất rắn chắc.” Hạng Thác không cho là đúng, lắc cái đầu nhỏ nói: “Không đúng rồi! Cóc nhái cũng kêu to, chẳng lẽ là bởi vì bọn chúng cổ dài sao? Con rùa, ba ba biết bơi lội, chẳng lẽ là vì chân bọn chúng có màng sao? Cây trúc một năm bốn mùa đều xanh tốt, chẳng lẽ do lõi của nó đặc sao?”

Bị Hạng Thác phản bác, Khổng Tử nhất thời không trả lời được, không khỏi cảm thán mà đến bên học trò của mình nói: “Thật không đơn giản nha! Thật sự là ‘hậu sinh khả úy’! Xem ra ta còn phải học tập cậu bé mới được!” (Trích “Khổng Tử, Hạng Thác Tương Vấn Thư”)

* Con người cao quý, hơn nhau ở đức hạnh và học vấn chứ không phải ở tiền tài và địa vị. Người có đức hạnh cao, học vấn uyên thâm là người biết cúi mình học hỏi người khác.

Người khéo học hỏi là người có thể thấy bất kỳ ai cũng có những điều đáng học: Tìm ưu điểm của họ để học theo, thấy khuyết điểm của họ để soi lại mình, xem xét bản thân có khuyết điểm đó không, rồi tu sửa và hoàn thiện chính mình. Do đó, bất kỳ ai cũng đều có thể trở thành thầy của ta. Điều này thể hiện rõ trong câu nói của Khổng Tử: "Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên" (Ba người cùng đi, ắt có một người là thầy của ta).

Người có thể thấy bất cứ ai cũng xứng là thầy của mình để học tập tu sửa, chính là người có tấm lòng bao dung, rộng mở, có thể dung nạp tất cả sở trường sở đoản của mọi người, học sở trường, tu bỏ sở đoản, ngày ngày đều thọ ích, đều tiến bộ.

Biển rộng mênh mông là do biển không từ chối bất kỳ giọt nước nào đổ vào nó. Núi cao sừng sững muôn trượng là do núi không từ chối bất kỳ hòn đá nhỏ nào chất lên nó.

Cho nên, người có lòng bao dung rộng lớn là người biết buông bỏ ý kiến của bản thân, lắng nghe, quan sát, dung nạp mọi người thiện ác, mọi ý kiến hay dở, mọi đánh giá khen chê, giống như biển rộng, giống như non cao.

 * Trong lịch sử, nhiều bậc thánh hiền cũng nhấn mạnh rằng trí tuệ không đến từ sự bảo thủ hay tự cao, mà từ sự khiêm cung và ý chí cầu tiến. Người tu luyện Đại Pháp cũng luôn đề cao giá trị Chân - Thiện - Nhẫn, lấy đó làm kim chỉ nam để không ngừng hoàn thiện bản thân, hướng đến trí tuệ và đạo đức cao thượng.

Chúc bạn luôn giữ vững tinh thần cầu tiến, không ngừng học hỏi, ngày càng hoàn thiện bản thân và gặt hái nhiều thành tựu trên con đường tri thức và đạo đức. Mong rằng những giá trị cao đẹp của Đại Pháp sẽ tiếp tục lan tỏa rộng khắp, chạm đến trái tim của những người hữu duyên, mang lại ánh sáng trí huệ và thiện lương cho thế gian.

* Hướng dẫn đọc sách và luyện công miễn phí: Nhấn vào link: https://byvn.net/QCQ6

BTV: Nét Đẹp Truyền Thống

Để lại bình luận

Guest 1743272278755
0/2000