Dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni về thời mạt Pháp

Phật Thích Ca Mâu Ni giảng về thời mạt Pháp

Trong đoạn mười bảy “phân Diêm Phù đề phẩm” của quyển thứ năm mươi năm “Nguyệt Tạng Phân” của “Đại Tập Kinh”, Phật Thích Ca có giảng rằng:
“Nếu ta còn ở trên đời, rất nhiều người được nghe giảng Pháp, Giới hội đủ, Xã hội đủ, nghe hội đủ, Định hội đủ, Huệ hội đủ, Giải thoát hội đủ, Giải thoát chi kiến hội đủ, Chánh Pháp của ta cháy rực sáng lạng trên đời….bởi vì Pháp của ta vẫn còn Giải Thoát kiên cố. 
Sau 500 năm, Chánh Pháp của ta, Thiền Định, Tam Muội được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, đọc tụng, nghe nhiều được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, ở trong Pháp ta xây nhiều Tháp Tự được kiên cố vững chắc. Kế 500 năm, ở trong Pháp ta, tranh giành, tranh luận, ca tụng, ‘Pháp rõ ràng’ đã ẩn kín không còn, tổn giảm kiên cố. Không còn biết nơi thanh tịnh! cứ thế về sau, ở trong Pháp ta, tuy cạo đi tóc râu, mặc lên áo cà sa, huỷ phá Giới cấm, hành xử không như Pháp, là Tỳ Kheo giả”.


Ở đây Đức Phật đã nói minh xác rằng: Phật giáo sau khi trải qua 5 cái 500 năm, cũng chính là sau 2500 năm – tức là hiện tại ngày nay, Phật giáo sẽ chỉ còn cái vỏ ngoài. Khi đó các tăng nhân tuy cũng mặc áo cà sa làm thầy tu nhưng lại phá hủy giới cấm, không hành xử theo Pháp.

Trong “Chiêm Xác Thiện Ác Nghiệp Báo Kinh” có nói rằng: Con người đến thời kỳ mạt Pháp: “Căn cơ chậm chạp thiếu niềm tin với Phật Pháp, người đắc Đạo rất ít, cho đến dần dần ở trong Tam Thừa, người tín tâm thành tựu cũng là rất ít. Tất cả người tu học Thiền Định thế gian, phát chư thông nghiệp, người tự biết được số mệnh, cũng dần không còn; như vậy cuối cùng đi vào trong mạt Pháp.”

Thời mạt Pháp, ma tăng lẫn lộn vào trong chùa
Trong “Phật thuyết pháp diệt tận kinh” cũng giảng rằng:
“Sau khi Như Lai nhập niết-bàn, khi giáo pháp bắt đầu suy yếu, trong đời ngũ trược ác thế, ma đạo sẽ rất thịnh hành, ma quỷ biến thành sa-môn, xuyên tạc phá hoại giáo pháp của ta. Chúng mặc y phục thế tục, ưa thích y phục đẹp đẽ, cà sa sặc sỡ; uống rượu, ăn thịt; giết hại sinh vật tham đắm mùi vị; không có lòng từ bi, thường mang sân hận, đố kỵ lẫn nhau…
Vào lúc đó, các ác ma tỳ-kheo sẽ buôn bán nô tỳ để cày ruộng, chặt cây đốt phá núi rừng, sát hại chúng sanh không chút từ tâm. Những nam nô trở thành các tỳ-kheo và nữ tỳ thành tỳ-kheo ni không có đạo đức, dâm loạn dơ bẩn, không cách biệt nam nữ. Chính những người này làm đạo suy yếu phai dần. 


Những người chạy trốn luật pháp sẽ tìm đến quy y trong đạo của ta; xin làm sa-môn nhưng không tu giới luật. Giữa tháng cuối tháng tuy có tụng giới, nhưng chỉ là trên danh nghĩa. Do lười biếng và phóng dật, không còn ai muốn nghe nữa. 
Những ác sa-môn này sẽ không muốn tụng toàn văn bản kinh. Họ tóm tắt đoạn đầu và cuối bản kinh theo ý của họ. Chẳng bao lâu, việc tụng tập kinh điển cũng sẽ chấm dứt. Cho dù vẫn còn có người tụng kinh, nhưng họ lại không hiểu câu văn, vẫn khăng khăng cho họ là đúng, tự phụ, kiêu căng mong cầu danh tiếng; ra vẻ tao nhã để mong cúng dường”.

Trong “Phật thuyết pháp diệt tận kinh” cũng nói đến sự xuất hiện của một vị Phật trong tương lai: “Khi Giáo Pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi; chính pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn. Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra. […] Khi Đức Di-lặc sắp thị hiện ở thế gian để thành vị Phật tiếp theo, các cõi nước đều được hoàn toàn an vui. Khí độc sẽ bị tiêu tán, mưa nhiều và đều đặn, năm thứ cốc loại tươi tốt, cây cối sum suê cao lớn, […]”

Phật Di Lặc và Messiah là cùng một người?

Di Lặc, trong tiếng Sanskrit gọi là “Maitreya”, tiếng Pali gọi là “Metteya”, và gần như không có quan hệ gì về phát âm với hai chữ “Di Lặc” trong tiếng Hoa. Pháp sư Huyền Trang của Đại Đường trong khi phiên dịch đã phát hiện thấy điểm này, bởi vậy Huyền Trang mới nói là dịch sai, và lẽ ra nên phiên dịch thành “Mai Lợi Da”. Tuy nhiên người ta không tiếp thụ ý kiến của vị cao tăng đáng kính Huyền Trang, lại còn cố định gọi thành “Di Lặc”, và “Mai Lợi Da” đã trở thành phát minh cá nhân của pháp sư Huyền Trang.

Vị Thần mà người Tây phương chờ đợi gọi là “Messiah” trong tiếng Anh, tiếng Hán phiên thành “Di Trại Á”, và bắt nguồn từ chữ “Masiah” trong tiếng Hebrew (có lúc viết thành “Mashiach”). Tiếng Hy Lạp phiên dịch thành “Christos”, bởi vậy mới có chữ “Christ” (Cơ Đốc). “Messiah” và “Christ” về cơ bản là có nghĩa tương đương, và Tân Ước coi Chúa Cứu Thế tương đồng với Messiah của Do Thái giáo.

Hai chữ “Maitreya” và “Masiah” có âm rất gần. Trên thực tế, “Di Lặc” nguyên từ tiếng Tocharian của Tân Cương và “Messiah” nguyên từ tiếng Hebrew của Israel là một từ đồng nhất, chẳng qua ở Tây phương đọc là “Messiah”, ở Ấn Độ đọc là “Maitreya”, còn ở Trung Quốc đọc là “Di Lặc”. Tình huống ngôn ngữ này cũng rất hay gặp trong lịch sử văn minh nhân loại.

Tạo hình tượng Phật trong chùa Labrang ở Cam Túc ẩn chứa huyền cơ

Theo Kinh Phật ghi lại, Di Lặc là Phật hiệu của “vạn vương chi Vương” khi hạ xuống từ tầng tối cao vào thời mạt thế, còn Pháp Luân Thánh Vương là Pháp hiệu của “vạn vương chi Vương” khi hạ xuống Pháp giới (nhân gian gọi là Chuyển Luân Thánh Vương), do đó Phật Thích Ca Mâu Ni mới nói với các đệ tử của Ngài rằng: Pháp Luân Thánh Vương cũng được gọi là Di Lặc.

Từ bi, chói sáng, hy vọng là nội hàm tinh thần của Phật Di Lặc tương lai. Trong chùa Labrang (Lạp Bặc Lăng) thuộc huyện Hạ Hà, châu tự trị dân tộc Tạng ở miền nam Cam Túc, Trung Quốc có một vài bức tượng tiết lộ huyền cơ về Phật Di Lặc hạ thế độ nhân.

Chùa Labrang được xây vào những năm Khang Hy của triều Thanh (năm 1709), là một trong lục đại tông chủ của Cách Lỗ phái (Hoàng giáo) trong Phật giáo Tây Tạng. Nguyên tên của chùa Lạp Bặc Lăng rất dài, gọi tắt là chùa Trát Tây Kỳ, ý tiếng Hán là “chùa Cát Tường”.

Bởi vì đời thứ nhất và đời thứ hai chủ xây chùa này đều là các Phật sống thâm hiểu thiên cơ, nên cách tạo tượng của chùa Labrang cũng ẩn chứa huyền cơ, đặc biệt tạo tượng lưỡng tôn Di Lặc Đại Phật trong chùa có ý vị rất thâm thúy.

Tại hậu điện phía Tây, bên cạnh đại sảnh đường trong tự viện thờ cúng một tượng đồng Đại Phật Di Lặc mạ vàng tư thế nửa ngồi nửa đứng, hai tay Phật đặt trước ngực. Theo lời giải đáp của vị Lạt-ma hướng dẫn khách du lịch khi được hỏi về tư thế tay của Phật thì: “Đây là Di Lặc Phật đang hướng về thế gian chuyển Pháp Luân! Ngài nửa đứng nửa ngồi, ám chỉ Di Lặc Phật sắp đem Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân”. Nghe nói nguyên danh Trát Tây Kỳ của chùa Labrang (ý Cát Tường) chính là có hàm nghĩa Pháp Luân chuyển động hiện Cát Tường.

Ở chính giữa Đại Kim Ngõa Điện thờ cúng Đại Phật Di Lặc là một tượng đồng mạ vàng từ hơn 200 năm trước, do hai đời chủ chùa này đặc biệt mời thợ thủ công từ Nepal đúc thành, tượng Phật cao 10 mét. Ngay bên dưới, phía trước mặt tượng Phật Di Lặc là một pho tượng Phật nhỏ bằng đồng thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Cách bài trí tượng hai vị tôn Phật, một trước một sau, một lớn một nhỏ, một cao một thấp trong cùng một tế đàn này quả thực là hiếm thấy.

Theo giải thích của vị Lạt-ma hướng dẫn khách tham quan thì: “Các bức tiểu Phật ở phía trước là Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử của Ngài, còn Phật Di Lặc ở đằng sau, tay cầm Pháp Luân. Ngài là vị Như Lai có thần thông tối quảng đại, với năng lực lớn nhất trong vũ trụ; Ngài mang Pháp Luân tới cứu độ chúng sinh trong vũ trụ, tức Ngài là Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng sinh toàn vũ trụ”. Không khó để phát hiện, cách tạo tượng đột nhiên hiện rõ Phật Di Lặc (Chuyển Luân Thánh Vương) với tầng thứ cực cao, Pháp lực cực lớn, mang theo từ bi hồng đại tới cứu độ toàn nhân loại. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong ngôi chùa này, điện đường thờ cúng Phật Thích Ca Mâu Ni được gọi là Tiểu Kim Ngõa Điện, còn Di Lặc Phật Điện được gọi là Đại Kim Ngõa Điện.

 

Nguồn tham khảo: Chánh Kiến Net