Năm 2024 là năm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, diễn biến và kết quả bầu cử đã thu hút sự chú ý lớn từ khắp nơi trên thế giới. Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group mới đây đã công bố “10 rủi ro hàng đầu” trên toàn cầu năm nay, xếp “sự chia rẽ trong xã hội Mỹ” ở đầu danh sách. Các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự chia rẽ trong xã hội Mỹ là trào lưu tư tưởng cộng sản khiến người dân đi chệch khỏi truyền thống.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) ngày 4/11/2023 khi rời Nhà thờ Công giáo La Mã St. Edmond ở Bãi biển Rehoboth bang Texas; cựu Tổng thống Donald Trump (phải) tại Trendsetter Engineering Inc. ở Houston vào ngày 2/11/2023. (Ảnh: Getty)
Eurasia Group là công ty tư vấn rủi ro chính trị lớn nhất thế giới. Kể từ khi được thành lập tại New York bởi ông Ian Arthur Bremmer vào năm 1998, công ty đã thành lập văn phòng tại Washington, London, Tokyo, Sao Paulo và San Francisco. Tập đoàn cũng đã thiết lập mạng lưới hợp tác với hơn 500 chuyên gia đến từ hơn 90 quốc gia ở Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh, trở thành công ty tư vấn rủi ro chính trị lớn nhất thế giới.
Vào ngày 8/1, Eurasia Group đã công bố “10 rủi ro hàng đầu” thế giới vào năm 2024. Báo cáo dự đoán rằng với cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11, sự chia rẽ chính trị trong nước ở Mỹ có thể gia tăng và năm nay có thể là một thử thách chưa từng có đối với nền dân chủ Mỹ. Kết quả là cuộc khảo sát đã xếp hạng “Sự chia rẽ trong xã hội Mỹ” ở vị trí đầu tiên trong “10 rủi ro hàng đầu”.
Như thường lệ, Eurasia Group công bố báo cáo dự báo về “10 rủi ro hàng đầu” trong năm vào đầu mỗi năm. Đứng đầu danh sách năm 2023 là “Nhà nước côn đồ Nga”, nhưng năm nay, báo cáo dự báo đã chỉ ra rằng chức năng chính trị của Mỹ rối loạn hơn bất kỳ nền dân chủ phát triển nào và sẽ phải đối mặt với sự suy yếu hơn nữa.
Báo cáo chỉ ra rằng cả cựu Tổng thống Trump, người từng bị kiện nhiều lần vì cố gắng lật ngược kết quả cuộc bầu cử vừa qua, và Tổng thống đương nhiệm Biden đều bị các cử tri ủng hộ các đảng chính trị khác nhau coi là “không thích hợp làm tổng thống”.
Ông Ian Bremmer, nhà khoa học chính trị quốc tế, người đứng đầu nhóm tham gia cuộc điều tra này, bày tỏ lo ngại về tình trạng này tại một cuộc họp báo trực tuyến: Nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị ở nền dân chủ hùng mạnh nhất thế giới, nó sẽ mang lại nhân tố bất ổn địa chính trị cho thế giới.
Nhà bình luận thời sự Lam Thuật (Lan Shu) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Epoch Times vào ngày 10/1 rằng mối lo ngại này không phải là không có lý. “Trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay, ông Trump rất có thể sẽ trở thành ứng cử viên Đảng Cộng hòa. Dù đối thủ của ông Trump là ai, hai bên có thể sẽ đối đầu rất gay gắt, cuối cùng có thể dẫn đến sự đối lập giữa cánh tả và cánh hữu trở thành rõ ràng hơn và gay gắt hơn, kịch liệt hơn.”
Cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 đã bắt đầu
Đầu năm mới, hai đảng ở Mỹ bắt đầu vận động cho cuộc tổng tuyển cử.
Một ngày trước kỷ niệm 3 năm sự kiện xông vào Điện Capitol “ngày 6/1”, Tổng thống Biden cảnh báo cử tri trong một bài phát biểu trước công chúng ở tiểu bang Pennsylvania rằng nền dân chủ và các quyền tự do cơ bản của Mỹ sẽ bị đe dọa nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng. Ông chỉ trích ông Trump đã “tôn vinh” hành vi của những người tham gia vào sự kiện này hơn là lên án bạo lực.
Cùng ngày, ông Trump đến tiểu bang Iowa để bắt đầu chiến dịch tranh cử năm nay. Ông kêu gọi những người ủng hộ tại cuộc biểu tình bỏ phiếu cho ông vào ngày 15/1, nói rằng nếu họ khoanh tay đứng nhìn thì “những điều tồi tệ sẽ xảy ra”.
Tại sự kiện này, ông Trump cũng nói về vụ việc tại Điện Capitol cách đây 3 năm, gọi những người bị kết án tù là “con tin” và nói rằng vụ việc đó sẽ “trở thành một trong những điều đáng buồn nhất trong lịch sử nước ta”.
Vào ngày đầu tiên của năm mới 2024, ông Trump tuyên bố trong email gửi những người ủng hộ rằng ông sẽ bắt đầu cuộc bầu cử năm 2024 với tư thế mạnh nhất có thể. Trong năm qua, ông đã dẫn đầu cuộc đua của Đảng Cộng hòa trong bối cảnh có hàng loạt vụ kiện tụng, bất chấp nhiều cáo buộc chống lại ông.
Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất (Li Linyi) nói với tờ Epoch Times vào ngày 10/1 rằng cuộc bầu cử ở Mỹ sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các chính sách đối nội và xu hướng xã hội trong tương lai ở Mỹ, mà còn ảnh hưởng đến toàn thế giới. Vì vậy, EU, Nga, v.v, đang chờ kết quả. “Ông Trump đã nói rằng chỉ cần ông ấy lên nắm quyền, cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ chấm dứt ngay lập tức. Vì vậy, ông Putin sẽ không đàm phán với phương Tây lúc này. Ông ấy đang chờ xem ai lên nắm quyền để xem có điều gì sẽ xảy ra trong chính sách đối với Nga hay không.”
Ông Lý Lâm Nhất cho rằng vì việc ông Trump lên nắm quyền sẽ có tác động lớn đến Mỹ và thế giới, nên một số người cánh tả ở Mỹ đang dùng nhiều phương pháp khác nhau để ngăn cản ông Trump ra tranh cử. Bây giờ tình thế phân chia tả hữu dường như đã quay trở lại như 4 năm trước.
“Căn nguyên của sự chia rẽ giữa tả và hữu nằm ở chủ nghĩa cộng sản, bởi vì tư tưởng cộng sản đã dẫn đến sự trỗi dậy của trào lưu tư tưởng cánh tả.” Ông nói, “Nhiều quan niệm trước đây tương đối truyền thống,” nhưng bây giờ họ nói về “tự do một cách cực đoan và mức bình quân cộng sản.” Nuôi dưỡng những người lười biếng và nhận được thứ gì đó mà không mất gì. Xu hướng cánh tả này rất phổ biến ở Mỹ hiện nay. Ông nói: “Để giải quyết những khác biệt giữa tả và hữu, chúng ta phải hiểu chủ nghĩa cộng sản là gì”, từ đó nhìn thấy bản chất của nó.
Eurasia Group: Top 10 rủi ro toàn cầu năm 2024
“Mười rủi ro hàng đầu” thế giới được Eurasia Group công bố năm 2024 như sau:
- Xã hội Mỹ bị chia rẽ: Niềm tin của người Mỹ vào các thể chế chính trị của họ – từ Quốc hội đến Tòa án Tối cao và thậm chí cả tổng thống – đang ở mức thấp. Khi cuộc bầu cử tổng thống đến gần vào tháng 11 năm nay, sự khác biệt giữa cánh tả và cánh hữu ở Mỹ sẽ càng gia tăng. Hệ thống chính trị hiện tại của Mỹ hoạt động kém hiệu quả hơn bất kỳ nền dân chủ công nghiệp tiên tiến nào khác.
- Hòa bình ở Trung Đông bị phá vỡ: Giao tranh giữa Israel và Hamas vẫn tiếp diễn, chưa có cách nào rõ ràng để kết thúc chiến tranh, sự chia rẽ chính trị do chiến tranh gây ra sẽ ảnh hưởng đến thế giới.
- Lãnh thổ Ukraine rạn nứt: Do sự hỗ trợ chậm chạp của Mỹ, lãnh thổ Ukraine trên thực tế có thể bị Nga chia cắt.
- AI mất kiểm soát: Các công ty trong trạng thái gần như không có hạn chế nào, đã phát triển các mô hình AI mạnh mẽ hơn có thể vượt qua sự kiểm soát của chính phủ và trở nên phổ biến.
- Trục lưu manh: Nga, Triều Tiên, Iran và các quốc gia bất hảo khác đã tăng cường quan hệ hợp tác kể từ khi Nga tấn công Ukraine và sẽ làm suy yếu các hệ thống và nguyên tắc hiện có của thế giới.
- Kinh tế Trung Quốc không thể phục hồi: Xuất hiện những dấu hiệu xấu như sự rút lui của nhà đầu tư nước ngoài, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc không giải quyết được các vấn đề như yếu kém tài chính, nhu cầu không đủ, khiến cho nền kinh tế Trung Quốc khó phục hồi.
- Cạnh tranh về tài nguyên khoáng sản quan trọng: Tài nguyên khoáng sản rất quan trọng trong mọi lĩnh vực và có nguồn gốc hạn chế, chính phủ có thể áp dụng các biện pháp bảo hộ.
- Lãi suất cao: Lãi suất cao do lạm phát sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế thế giới.
- Hiện tượng El Niño tái xuất hiện: Những bất thường về khí tượng có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, không đủ nước uống, hậu cần hỗn loạn, dịch bệnh, bất ổn chính trị, v.v.
- Các công ty Mỹ đối mặt với nguy cơ “biến mất”: Năm ngoái, các công ty Mỹ như bia Budweiser đã bị những người bảo thủ tẩy chay vì ủng hộ phong trào chuyển giới. Khi những gì được coi là cuộc chiến văn hóa đang nóng lên, các công ty như Anheuser-Busch đang gặp nguy hiểm.
Ngoài ra, Trung tâm Toàn cầu hóa Hồng Kông, một tổ chức tư vấn của Hồng Kông, cũng đưa ra báo cáo vào cuối năm 2023, đưa ra dự đoán về xu hướng toàn cầu năm nay liên quan đến cơ cấu địa lý, kinh tế, công nghệ và. Báo cáo này tương đồng với những dự đoán của Eurasia.
Dự đoán này cho rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ bước vào kỷ nguyên “hòa bình lạnh” vào năm 2024, cạnh tranh công nghệ sẽ leo thang theo xu hướng toàn an ninh mới, chiến tranh Nga-Ukraine sẽ đến điểm uốn, Mỹ sẽ thu hẹp chiến lược, các nguồn lực chiến lược sẽ được chuyển sang Đông Á để kiềm chế ĐCSTQ; căng thẳng ở eo biển Đài Loan gia tăng; thế giới ngày càng phân cực; ông Trump tái đắc cử, và các chính trị gia kiểu Trump nổi lên khắp nơi; nền kinh tế thế giới ngày càng chậm lại; các công nghệ mới như AI đang đẩy nhanh quá trình hội nhập vào quản lý xã hội, làn sóng điều tiết công nghệ toàn cầu ngày càng khốc liệt; sức nóng còn sót lại của dịch bệnh vẫn còn đó, hoặc dẫn đến giám sát xã hội đơn giản và hiệu quả hơn, v.v.
Trào lưu tư tưởng cộng sản là nguyên nhân sâu xa chia cắt nước Mỹ
Hiện nay, hai đảng chính trị lớn ở Mỹ đang chia rẽ về nhiều vấn đề như nhập cư. Ông Lam Thuật cho biết, người ta đã chứng kiến những cuộc đối đầu nghiêm trọng do những ý tưởng khác nhau gây ra, “Mặc dù hai bên chưa đạt đến trạng thái chia rẽ nhưng sự đối lập giữa cánh tả và cánh hữu đã rất nghiêm trọng.”
Trong cuộc bầu cử năm 2020, số người mua súng ở Mỹ tăng vọt, doanh số bán súng vượt 18,6 triệu, lập kỷ lục, trong đó có 6,9 triệu người mua súng lần đầu tiên trong đời. Bối cảnh là sự đối lập gay gắt giữa hai ý tưởng khác nhau được phản ánh trong quá trình bầu cử.
Chịu ảnh hưởng của các xu hướng tư tưởng như chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa văn hóa Mác, tư tưởng cực tả của Mỹ ngày càng tác động rõ rệt đến mọi mặt chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế, tạo thành sự đối lập nghiêm trọng với các hệ tư tưởng bảo thủ truyền thống.
Nhà văn độc lập Gia Cát Minh Dương nói “lý do trào tư tưởng cộng sản có thể đóng một vai trò trong xã hội phương Tây liên quan trực tiếp đến việc nhiều người đã chệch khỏi niềm tin vào Chúa. Ngay cả những người đi nhà thờ cũng hầu hết coi đó là một nền văn hóa, và trong sâu thẳm bị kiểm soát bởi nhiều ham muốn và suy nghĩ tự do khác nhau. Người chuyển giới, gia đình cha mẹ đơn thân, v.v. đã làm lung lay nền tảng của Mỹ. Nếu người dân có thể duy trì niềm tin vào Thần, thì hệ tư tưởng cộng sản sẽ khó phát huy vai trò gì.”
Theo Trình Công, Ninh Tâm / Epoch Times
Kính mời Quý vị xem bài viết tại đây: https://trithucvn.co/the-gioi/trao-luu-tu-tuong-cong-san-nguyen-nhan-co-ban-dan-den-su-chia-cat-cua-nuoc-my.html