Feb 2, 2024
4 mins read
14views
4 mins read

QUY TRÌNH THI CÔNG NGÓI BITUM PHỦ ĐÁ CHI TIẾT NHẤT

Thành phần cấu tạo nên tấm lợp Bitum

 


Lớp Đá xay tự nhiên bọc sứ 
Đây là nguồn gốc của tên gọi ‘Tấm lợp Bitum phủ đá’. Lớp đá tự nhiên được xay nhuyễn theo kích cỡ phù hợp, sau đó phủ nhiều trên bề mặt ngói bitum. Lớp đá xay này khiến bề mặt tấm lợp mái gồ ghề, mang màu sắc khác nhau, tạo nên nét đẹp độc đáo và khác biệt.

Lớp đá này giúp tấm lợp giảm thiểu tối đa tình trạng rêu mốc, cặn bẩn bám vào ngói, giúp tăng khả năng cách nhiệt.

Lớp màng gốc Bitum
Lớp màng Bitum được tạo ra từ hợp chất lấy từ quá trình lọc dầu. Khả năng bám dính của ngói là yếu tố rất cần thiết của một tấm lợp mái nhà. Nhờ có lớp màng gốc Bitum mà ngói sẽ có độ bám dính tốt hơn. Bên cạnh đó, màng gốc bitum đảm bảo độ bền bỉ vững chắc của sản phẩm. Trong quá trình sử dụng lâu dài, tấm lợp sẽ không bị mềm khi nung nóng hay chịu sự tác động của thời tiết khắc nghiệt.

Xem ngay: Nên lợp mái nhà bằng vật liệu gì? Mua tấm lợp mái nhà ở đâu chất lượng?

Lớp sợi thủy tinh kháng kiềm gia cố
Đây là bộ phận có chức năng chính là gia cố vật liệu phổ biến nhất hiện nay. Việc gia cố tấm lợp bằng sợi thủy tinh sẽ giúp tăng lực kéo, độ uốn cong, độ bền vững, dẻo dai và giúp bề mặt tấm lợp giảm tình trạng rạn nứt.. Thành phần này còn có đặc điểm là không hấp thụ nhiệt, vậy nên nó có khả năng bảo vệ tấm lợp bitum khỏi sự ảnh hưởng của mưa bão hoặc thời tiết nắng nóng.

Lớp keo liên kết chuyên dụng
Chắc chắn đây là thành phần không thể thiếu với mọi tấm lợp Bitum. Lớp keo có tác dụng kết dính tấm lợp với bề mặt mái nhà một cách chắc chắn. Nhờ đó bạn có thể yên tâm sử dụng tấm lợp với ngôi nhà của mình.

Quy trình thi công tấm lợp Bitum
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu & dụng cụ
Trước khi tiến hành quá trình thi công tấm lợp Bitum, Việc chuẩn bị các nguyên vật liệu và dụng cụ là bước rất quan trọng, giúp quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Những vật liệu, dụng cụ mà chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ bao gồm:

  • Tấm lợp bitum
  • Con lăn
  • Keo bitum
  • Búa và đinh chuyên dụng

Bước 2: Xử lý bề mặt mái
Bề mặt mái trước khi thi công tấm lợp Bitum không được bị gồ ghề, lồi lõm mà cần được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo và được sàn mái cho bằng phẳng. Nền bằng bê tông thường rất cứng và sần sùi, vì vậy chúng ta cần cần thêm một lớp vữa để khắc phục tình trạng này. 

Bước 3: Tiến hành lăn keo Bitum để chống thấm
Sau khi làm sạch mái, chúng ta sẽ tiến hành lăn keo bitum chuyên dụng một lớp mỏng lên bề mặt mái bằng con lăn (tầm 5mm). Lớp keo này giúp các tấm ngói liên kết với nhau và hỗ trợ chống thấm.

Bước 4: Cách lợp ngói bitum phủ đá
Nguyên tắc khi thi công ngói bitum: lắp đặt tấm lợp từ dưới chân mái lên đỉnh mái bằng cách xếp chồng ½ ngói lên nhau.

Phần chân mái: Trước khi thi công lớp đầu tiên, chèn một lớp ngói để làm chân mái, giúp nước không bị thấm phần chân mái.
Phần thân mái: Bóc lớp keo dính phía sau rồi xếp tấm lợp lên, cố định tấm lợp bằng đinh chuyên dụng, tiếp tục xếp chồng các lớp theo thứ tự  lên tới đỉnh mái.
Phần ốp nóc mái và viền mái: Cắt tấm lợp theo kích cỡ phù hợp rồi thi công theo thứ tự xếp chồng lên nhau..

Bước 5: Hoàn thiện thi công tấm lợp Bitum phủ đá

Ở bước cuối cùng, chúng ta sẽ sử dụng keo silicon để dán mép của tấm lợp dọc theo khe mái, đặc biệt là ở những vị trí đinh vít bị hở. Đây là những vị trí rất dễ bị đọng nước theo thời gian. Việc bắn keo silicon sẽ giúp hạn chế tình trạng nước bị rò rỉ ở những điểm hở này.

rên đây là toàn bộ hướng dẫn quy trình thi công tấm lợp Bitum phủ đá chi tiết mà Mộc Gia Phúc muốn giới thiệu đến bạn. Quý khách vui lòng liên hệ ngay với Mộc Gia Phúc để nhận bảng giá ngói bitum ưu đãi nhất cùng với tư vấn chi tiết 0905.897.686