Tam Tòng là gì ?
Tam tòng là nói đến người nữ “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” (tức là ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con trai).
Câu nói này bị người hiện đại giải thích sai lệch là người phụ nữ trong xã hội phong kiến bị áp bức, là biểu hiện địa vị nô tì trong xã hội trọng nam khinh nữ. Đây là minh chứng địa vị chủ nô của đàn ông, người nữ từ bé cho đến tận khi già cả vẫn phải phục tùng nam giới, thậm chí phục tùng cả con mình.
Do người hiện đại không tìm hiểu về văn hóa truyền thống, nên dễ dàng lý giải sai cộng thêm xã hội hiện đại đạo đức tư tưởng trượt dốc nên lấy tiêu chuẩn ngày nay mà đo lường người xưa thì khó nhận ra nội hàm văn hoá mà Thần truyền cấp cho con người.
Người tìm hiểu văn hóa truyền thống sẽ dễ dàng tìm ra các bằng chứng phủ định, ví như chuyện Mạnh Tử mồ côi cha từ nhỏ. Một lần Mạnh Tử trốn học, mẹ Mạnh Tử chặt khung cửi dạy con. Mạnh Tử sợ hãi nghe theo lời mẹ, chăm chỉ học tập, và trở thành bậc Á Thánh của Nho gia.
Đến như bậc Thánh nhân, vua chúa còn coi trọng đạo Hiếu, răm rắp nghe theo lời mẹ như thế, thì làm gì có chuyện người phụ nữ sau khi chồng chết thì nghe theo sự sai bảo của con trai.
Thế nên “Tam tòng” hoàn toàn không có một chút hàm nghĩa trọng nam khinh nữ như cách giải thích sai lệch của những người lấy làm cái cớ để dẫn dắt mọi người hiểu sai nội hàm thật sự của văn hoá truyền thống.
Vậy Tứ Đức là gì ?
Hiện nay chúng ta quen gọi Tứ đức là: Công Dung Ngôn Hạnh. Thực tế phải là: Đức Ngôn Dung Công. Hàm nghĩa của Tứ đức như sau:
- Phụ đức là chỉ phụ nữ lấy chính thân làm gốc, tức đức hạnh đoan chính.
- Phụ ngôn là chỉ phụ nữ ăn nói đúng mực, thích hợp, có tu dưỡng.
- Phụ dung là chỉ phụ nữ đoan trang, chín chắn, giữ lễ, tránh nông nổi tùy tiện.
- Phụ công là chỉ phụ nữ giúp chồng dạy con, kính già yêu trẻ, cần kiệm cai quản gia đình.
Trong tác phẩm kinh điển giáo dục phụ nữ “Nữ giới” của nữ sĩ Ban Chiêu đời nhà Hán có giải thích về Tứ đức rằng:
“Đức không cần tài năng tuyệt đỉnh, Ngôn không cần nói năng sắc sảo, Dung không cần nhan sắc mỹ lệ, Công không cần khéo léo hơn người”.
Những quy phạm hành vi đạo đức trong văn hóa truyền thống có yêu cầu khác biệt giữa người nam và người nữ.
Người nam yêu cầu coi trọng Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín, tuân theo Hiếu Đễ Trung Tín Lễ Nghĩa Liêm Sỉ. Còn người nữ thì cần tuân theo Tứ Đức.
Cũng không rõ từ khi nào người ta lại đổi Tứ Đức từ: Đức Ngôn Dung Công thành Công Dung Ngôn Hạnh, và diễn giải xã hội xưa cần người phụ nữ biết làm việc là trước hết, sau đó là có sắc đẹp, sau nữa mới là biết ăn nói, và cuối cùng mới là đức hạnh, coi phụ nữ là nô lệ, phục vụ xã hội nam quyền.
Kiểu bóp méo ý nghĩa, đảo lộn trắng đen, chính nói thành tà, tốt nói thành xấu này là có mục đích kích động cái mầm ác trong con người, từ đó nuôi dưỡng cái ác mà khiến con người ngày càng rời xa quy phạm đạo đức mà Thần để lại.
Bài viết chính tại Tân Thế Kỷ: tantheky.org
【Tân Thế Kỷ】