ĐỀ XUẤT DÙNG CÁT BIỂN LÀM NỀN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC- NAM
POSTED BY LIEN ON 09/03/2022
Dùng cát biển thay thế cát sông làm nền đường sẽ bù đắp được thiếu hụt nguồn cát sông cho các dự án đường bộ. Tuy nhiên, việc sử dụng cát biển cũng có nhiều bất lợi về kỹ thuật, môi trường cần phải thí điểm, đánh giá kỹ.
Dùng cát biển thay thế sẽ bù đắp được thiếu hụt nguồn cát sông
Vừa qua Vụ Khoa học công nghệ, Bộ GTVT có đưa ra thông báo triển khai công tác nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường cho các dự án hạ tầng giao thông.
Đề xuất dùng cát biển san lấp một phần nền cao tốc Bắc-Nam
Trước đó, ngày 18-2, Bộ GTVT đã tổ chức đã tổ chức hội nghị triển khai công tác nghiên cứu sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường, sử dụng cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông với sự tham gia của đại diện nhiều bộ ngành, trường đại học, chuyên gia.
Theo kết luận, tại hội nghị đại diện các cơ quan, đơn vị và các chuyên gia đánh giá nhu cầu sử dụng cát dùng để đắp nền đường các dự án xây dựng đường cao tốc hiện nay là rất lớn. Đặc biệt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2022 – 2025 sẽ đồng loạt triển khai 4 dự án đường cao tốc với nhu cầu sử dụng khoảng 36 triệu m3 cát đắp nền.
Nếu sử dụng cát sông để đắp nền đường như hiện nay thì trữ lượng của các mỏ cát đang được cấp phép khai thác tại An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Các mỏ này có trữ lượng khoảng 5,6 triệu m3, sản lượng khai thác khoảng 1,9 triệu m3/năm.
Trong các giải pháp khả thi tìm kiếm vật liệu thay thế cát sông, phương án nghiên cứu sử dụng cát biển hoặc cát nhiễm mặn thi công nền đường là rất lớn và có tính dài hạn, đặc biệt quan trọng, cần thiết với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thiếu vật liệu đắp nền cho dự án cao tốc Bắc-Nam
Hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn về nghiệm thu dự án đường ôtô quy định không được sử dụng “đất lẫn các thành phần muối dễ hòa tan quá 5%”. Trong khi đó, cát biển chứa một lượng nhất định muối hòa tan. Vì vậy, sử dụng cát biển làm nền đường, ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, điều kiện thủy văn khiến muối có thể cuốn theo dòng nước ảnh hưởng đến đất nông nghiệp, cây trồng, cuộc sống khu dân cư quanh dự án…
Hội nghị cũng nhận định các nghiên cứu trên thế giới đánh giá cát biển thường tròn, đều hạt nên khi dùng đắp nền đường sẽ khó lu lèn và khó đảm bảo tính ổn định lâu dài của nền đường khi chịu tác động của tải trọng động, nhất là trong điều kiện bị ngập nước.
Để triển khai sớm việc nghiên cứu, đề xuất sử dụng cát biển đắp nền đường trong các dự án đường cao tốc theo chỉ đạo của Thủ tướng, các cơ quan đơn vị cần tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước thời gian vừa qua. Từ đó đánh giá, đề xuất các nội dung kỹ thuật cần phải giải quyết để đưa ra đầy đủ các giải pháp thiết kế, kỹ thuật công nghệ vật liệu đến thi công nền đường bằng cát biển, cát nhiễm mặn.
Phương pháp xử lý cát biển ổn định
Hiện nay, việc sử dụng độc lập cát biển để xây dựng nền đường là thông thể, nếu muốn sử dụng thường phải được xử lý ổn định (bằng xi măng, trộn với đá dăm hoặc các vật liệu tương đương…).
Qua quá trình nghiên cứu và đánh giá, phương pháp xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp được cho là công nghệ của tương lai khi đồng thời giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường và bài toán thiếu hụt vật liệu xây dựng trong thi công công trình. Áp dụng công nghệ này trong tình hình nước ta hiện nay sẽ là bước đột phá nhằm tháo gỡ tình trạng thiếu hụt vật liệu san lấp, đồng thời xử lý được cát biển ổn định.
Xử lý cát biển ổn định thay thế cát sông làm vật liệu đắp nền đường cao tốc
Quy trình hoạt động của phương pháp này như sau:
Bước 1: Nạo vét và vận chuyển cát biển đến khu vực xử lý
Bước 2: Bốc dỡ cát biển rừ phương tiện vận chuyển lên bãi tập kết
Bước 3: Đưa cát biển vào máy trộn
Bước 4: Trộn cát biển cùng với xi măng và tro bay bằng máy trộn rồi xả vào khoang chứa
Bước 5: Bơm hỗn hợp vừa trộn qua hệ thống đường ống đến bãi chứa sản phẩm
Bước 6: Xử lý làm khô sản phẩm, thoát nước tại bãi chứa
Bước 7: Sau khi sản phẩm khô, vận chuyển đến nơi san lấp
Bước 8: Thi công san đắp, hoàn thiện công trình.
Cho đến nay, công nghệ xử lý bùn nạo vét này đã được thương mại hóa trên phạm vi toàn cầu, do đó có thể coi đây chính là giải pháp tối ưu nhất cho dự án xây dựng đường cao tốc.
Đ𝑒̂̉ 𝑡𝑖̀𝑚 ℎ𝑖𝑒̂̉𝑢 𝑡ℎ𝑒̂𝑚 𝑣𝑒̂̀ 𝑐𝑜̂𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒̣̂ 𝑛𝑎̀𝑦, 𝑣𝑢𝑖 𝑙𝑜̀𝑛𝑔 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 ℎ𝑒̣̂ 𝑡𝑟𝑢̛̣𝑐 𝑡𝑖𝑒̂́𝑝 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑐ℎ𝑢́𝑛𝑔 𝑡𝑜̂𝑖:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI VIỆT NAM(𝐌𝐂𝐈𝐂)
Văn phòng: Số 12 Hồ Sen, P.Dư Hàng, Q.Lê Chân, TP.Hải Phòng
Chi nhánh phía Nam: Số 42 đường số 16, khu đô thị mới Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7, TP Hồ Chí Minh
Chi nhánh Trà Vinh: Ấp Mù U, xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Website: mcic-vietnam.com.vn/
https://www.facebook.com/mcicvietnam/
CÔNG TY CỔ PHẦN XỬ LÝ BÙN NẠO VÉT ĐÔNG NAM BỘ
Địa chỉ: DP17 Villas Dragon Parc, đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, phường 7, TP Hồ Chí Minh
Website: xulybundnb.myharavan.com/