Chữ Hiếu 孝 Xiào trong tiếng Trung
1. Ý nghĩa của chữ Hiếu
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa biểu hình của chữ Hiếu. Xét theo từ nguyên, có ý kiến cho rằng chữ Hiếu 孝 xiào bắt nguồn từ hình ảnh một người con cõng cha già (hoặc mẹ) đi đường, nghĩa là “hiếu thuận”. Chữ Hiếu 孝 gồm hai bộ phận, phía trên là 1 phần của chữ Lão 老 chỉ người bề trên, phía dưới là chữ Tử 子 chỉ con cái, ví như mối liên hệ mật thiết giữa lớp người trưởng thượng và con cháu của họ, một mối quan hệ rất chặt chẽ, người con cháu luôn kính nhường, hiếu thuận với bậc sinh thành.
Về cấu tạo của chữ hiếu, các học giả căn cứ vào hình dạng của chữ đưa ra những phán đoán khác nhau. Quan sát chữ hiếu trong kim văn, nửa trên giống như hình người già đầu bạc trắng, tay chống gậy, lưng còng, phần dưới là chữ tử, hai bộ thủ hợp lại giống như một bức tranh phác hoạ hình ảnh người con dìu cha già. Trong cuốn “thuyết văn”, tác giả Hứa Thận căn cứ vào bề mặt của chữ, giải thích nghĩa của chữ hiếu là con kế thừa sản nghiệp của cha. Làm con muốn được cha truyền cho nối nghiệp nhà thì điều kiện đầu tiên là phải biết nghe lời để cha mẹ vui. Nghe lời cha mẹ là sự thể hiện rõ nét nhất của đạo hiếu. Nhằm củng cố và tăng cường địa vị của mình, giai cấp thống trị phong kiến đã đưa ra tiêu chuẩn đạo đức xã hội là 忠 trung và 孝 hiếu. Trong đó, trung là đạo nghĩa của bề tôi đối với vua, hiếu là đạo làm con với cha mẹ. Trung hiếu luôn đi liền với nhau và được coi là hai tiêu chuẩn đạo đức phong kiến định đặt cho con người. Hai tiêu chuẩn đó đã được tuyệt đối hoá đến mức quân sử thần tử, thần bất tử bất trung, phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu (vua bảo bề tôi phải chết mà bề tôi không chịu chết là bề tôi bất trung, cha bắt con chết mà con không chịu chết là con bất hiếu).Tác giả Tiêu Khởi Hồng giải thích, chữ hiếu là kết hợp của chữ lão và chữ tử. Tác giả nhận định, “mỗi người đều do cha mẹ sinh ra, cha mẹ chính là người già của mình, cũng chính là căn nguyên, nguồn cội của mình. Đó là quan hệ giữa tre và măng. Nói về đạo lí luân thường, chữ hiếu là điều căn bản”.
Chữ hiếu là chữ hội ý kết cấu trên dưới. Phần trên là nửa của chữ 老 lão, phần dưới là chữ 子 tử. Bản thân chữ 孝 hiếu đã thể hiện ý nghĩa thế nào là con cái hiếu nghĩa với cha mẹ. Làm con phải biết tôn trọng, đề cao, phụng dưỡng cha mẹ, luôn coi cha mẹ là bậc trên tôn kính của mình. Người Trung Quốc có quan niệm nuôi con để phòng tuổi già. Khi cha mẹ tuổi cao sức yếu thì vừa lúc con cái đã trưởng thành, cha mẹ hy vọng chất cũng như tinh thần cho mình. Những người con cũng cần chủ động đền đáp công ơn cha mẹ đã nuôi dưỡng khi còn tấm bé chưa thể tự lo liệu những đứa con đều có hiếu để làm chỗ dựa vật được. Người Việt Nam cũng có câu trẻ trông cha, già cậy con. Những quan niệm đó đã thể hiện quan niệm về quan hệ gia đình hết sức đúng đắn của dân tộc Hán và dân tộc Việt Nam.
Người Việt chúng ta tự rất lâu đời có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Đồng thời lại có ý kiến nhận định chữ Hiếu 孝 được kết hợp bởi chữ thổ 土 là Đất, nét sổ xiên từ phải sang trái và chữ Tử 子 là con, nghĩa là đứa con chịu nằm xuống đất và để cây roi trên mình cho cha mẹ đánh thì đó là đứa con có hiếu. Thực ra lối giải thích từ nguyên này cũng có những nét đặc sắc và gần gũi với nền giáo dục trẻ tại Việt Nam ngày trước “Thương con cho roi cho vọt, ghét con cho ngọt cho bùi”. Dẫu vậy dù hiểu theo cách nào chúng ta đều dễ dàng nhận thấy, chữ Hiếu là phạm trù đạo đức, thể hiện quy tắc ứng xử hết lòng thờ cúng cha mẹ, tổ tiên.
2. Từ ghép tiếng Trung có chữ Hiếu
- 孝顺 /xiàoshùn/: Hiếu thuận, thể hiện sự vâng lời, hiếu thảo
VD: 孝顺父母是人性的基本道德。 /xiàoshùn fùmǔ shì rénxìng de jīběn dàodé
Hiếu thuận với cha mẹ là đạo đức căn bản của mỗi con người chúng ta.
- 孝敬 /xiàojìng /: Hiếu kính, thể hiện sư báo hiếu, lễ kính với cha mẹ
VD: 他出差后,带回来了一些南边的土产来孝敬他奶奶 / tā chūchài hòu, dài huílai le yìxiē nánbian de tǔchǎn lái xiàojìng tā nǎinǎi /
Anh ấy sau khi đi công tác, biếu bà nội ít đặc sản miền đất phương Nam.
- 孝心 /xiàoxīn/: Hiếu tâm, lòng hiếu nghĩa,
VD: 她对父母尽一份孝心 /tā duì fùmǔ jìn yī fèn xiàoxīn
- 孝道 / xiàodào/: Hiếu đạo
- 孝子 /xiàozi/: Hiếu tử, danh từ chỉ đứa con có lòng hiếu thảo với cha mẹ
- 孝行 /xiàoxíng/: Hiếu hành
- 不孝 /búxiào/: Bất hiếu
VD: 不孝有三,无后为大 / búxiào yǒu sān, wú hòu wéi dà /
Bất hiếu có 3 loại, bất hiếu lớn nhất là không có hậu duệ nối dõi.
- 孝为功德母 /xiào wéi gōngdé mǔ /: Hiếu thuận là mẹ của các công đức.
- Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên” (人生百幸孝为先) / rénshēng bǎi gǔ xiào wéi xiàn / nghĩa là mỗi người đều có một tính, nhưng tính Hiếu thuận là cần trước hết.
3. Sự phổ biến của chữ Hiếu trong cuộc sống
Chữ Hiếu trong Thư pháp: Người Việt chúng ta tự rất lâu đời đã gìn giữ và phát huy tục xin chữ đầu năm. Người Việt xin chữ Hiếu đầu năm với mong ước gia đình hòa thuận, con cái dù ở nơi đâu cũng luôn một lòng hiếu kính hướng về tổ tiên mẹ cha.
Người xưa đã lấy những hình ảnh lớn lao nhất, vĩ đại nhất để ví với công lao mẹ cha sinh thành, dưỡng dục vì thế đạo làm con phải biết thờ mẹ, kính cha, giữ gìn đạo hiếu. Trong xã hội ngày nay, khi mà sự phát triển ngày càng nhanh chóng đi cùng những tiến bộ không ngừng của khoa học kĩ thuật, đâu đó vì nhiều tác động khác nhau, giới trẻ thể hiện đạo hiếu theo những cách rất khác nhau. Dẫu rằng thời thế thế thời nhưng ý nghĩa của chữ hiếu, những căn bản của đạo hiếu, đạo làm con là những giá trị tốt đẹp mà chúng ta luôn cần trân trọng và giữ gìn.
Hoa Mộc Lan là một trong những phụ nữ có nhiều truyền thuyết nhất của Trung Quốc cổ đại.
Từ một khúc ca
Mộc Lan là tên một loài hoa mang tính biểu tượng của Trung Quốc. Câu chuyện về nhân vật Hoa Mộc Lan bắt nguồn từ một khúc ca dân gian vào triều đại Bắc Ngụy (386 - 557 Công nguyên), có tên là Mộc Lan từ.
Phiên bản được biết đến đầu tiên của Mộc Lan từ có vào thế kỷ thứ 6. Nhưng thật không may, tác phẩm gốc không còn và văn bản của bài thơ này lại đến từ một tác phẩm khác, đó là Bộ sưu tập của Cục Âm nhạc. Đây là tuyển tập các bài hát và bài thơ được biên soạn bởi Guo Maoqian vào thế kỷ 11 hoặc 12.
Sự xuất hiện tiếp theo của câu chuyện Hoa Mộc Lan là vào cuối đời nhà Minh. Năm 1593, nhà viết kịch Từ Vị đã viết kịch bản truyền thuyết có tên là Người con gái Hoa Mộc Lan hay là Nữ anh hùng Hoa Mộc Lan ra trận thay cha. Đây là một vở kịch hai màn. Phần cuối trong phiên bản quan trọng nhất của khúc từ đã được đưa vào Anh hùng ca Tùy Đường, một cuốn tiểu thuyết lịch sử do Chu Renhuo viết vào thế kỷ 17. Vì vậy, câu chuyện dân gian về nữ chiến binh Hoa Mộc Lan vẫn sống mãi trong ký ức của mọi người.
Truyền thuyết về Hoa Mộc Lan đã được viết với nhiều biến thể, nhưng cốt truyện hầu như giống nhau: Hoa Mộc Lan đang giặt quần áo ngoài suối thì nghe tin quân đội tuyển tân binh, nhà nào cũng phải có nam nhân ra trận.
Để cứu người cha già ốm yếu của mình, ông Huan Hu, cô quyết định vào lính với danh nghĩa là “con trai” của ông. Hoa Mộc Lan ra chiến trường, mang theo thanh kiếm của tổ tiên truyền lại.
Tranh vẽ Hoa Mộc Lan ra trận (Nguồn internet)
Hoa Mộc Lan (không rõ năm sinh năm mất) là một vị nữ anh hùng trong truyền thuyết dân gian. Câu chuyện này đã được viết thành một bài dân ca “Mộc Lan Từ” vào thời kỳ Nam Bắc Triều. Sau khi Bắc Ngụy dời đô về Lạc Dương, dân du mục và dân tộc Nhu Nhiên từ phía Bắc xâm chiếm Trung Nguyên. Triều đình quy định mỗi nhà đều phải cử ra một người đàn ông ra tiền tuyến. Cha của Mộc Lan tuổi đã cao, em trai thì còn nhỏ, vậy là Mộc Lan thân nữ giả trai thay cha tòng quân. 20 năm sau, Mộc Lan khải hoàn trở về triều. Hoàng đế luận công ban thưởng, muốn phong Mộc Lan làm quan thượng thư. Mộc Lan vì cha mẹ tuổi cao đã từ quan về quê hầu hạ song thân.
Tiết mục vũ kịch “Mộc Lan tòng quân” của Shen Yun lấy cảm hứng sáng tác từ giai đoạn lịch sử này.
Mộc Lan là hình ảnh của chữ Hiếu với cha già và chữ Trung với quốc gia, dù là phận nữ nhi nhưng tài năng, sự hiếu đễ và vẻ đẹp khiến cho nhiều người ngưỡng mộ. Ở đây chúng ta cũng có thêm một góc nhìn khác về người con gái xưa, được cha mẹ dạy dỗ rất tỉ mỉ, tài hoa, thực sự quan trọng, chỉ là vai diễn của họ là vun vén cho mái ấm, lo cho con cái, để đàn ông hoàn thành trách nhiệm nam nhi. Chính vì vậy khi bị đặt vào tình thế thay đổi vai thì người phụ nữ vẫn hoàn thành xuất sắc.
Dù các trang sử Trung Quốc có đầy những câu chuyện kể về những người phụ nữ mẫu mực, có lẽ không một ai có thể làm tròn cùng lúc hai nghĩa vụ thiêng liêng theo quan niệm Nho giáo: phụng sự cha mẹ và đất nước như nữ anh hùng Hoa Mộc Lan.
Người cha già của Mộc Lan thấy mình bị giằng xé: ông không muốn kháng lệnh của Hoàng đế (được ghi trong chiếu chỉ) để bảo vệ đất nước hiện đang bị quân xâm lược bao vây, nhưng ở tuổi của ông, ông không thể ra chiến trường. Thấy vậy, Mộc Lan cầu xin cha cô cho phép cô gia nhập quân đội thay cho ông. Yêu cầu cao quý của cô đã được chấp thuận, và cô cải trang thành nam giới, dành hơn mười năm sau đó chiến đấu trong quân đội, đóng góp lớn vào chiến thắng bằng công lao anh dũng của mình.
Vào cảnh quay cuối cùng, khi Hoàng đế đến để ban lời khen ngợi đến vị anh hùng của chúng ta, ngài thực sự bị bất ngờ...
Hằng năm Thần Vận đều cho ra mắt các tiết mục hoàn toàn mới. Để thưởng thức trực tiếp các buổi diễn, xin quí vị vui lòng truy cập trang đặt vé: https://www.shenyun.com