Có vẻ như các nhà khoa học đã xác nhận sự tồn tại của 'Chúa' sau khi 'chứng minh' một lý thuyết của nhà toán học cho rằng có một 'SỨC MẠNH CAO HƠN' tồn tại.
- Tài liệu giải mật của CIA xác nhận con người có khả năng đặc biệt có thể làm được 'những điều không thể'
- Những bí ẩn của tần số 432Hz trong âm nhạc
- Vì sao ngày Tết phải đốt pháo? Lịch sử và nguồn gốc của pháo trúc
Nhà khoa học diễn giải
Theo hai nhà khoa học, họ có thể đã chứng minh được – một lần và mãi mãi – rằng có một thế lực – thần thánh – tồn tại ngoài kia, sau khi xác nhận các phương trình toán học phức tạp.
Lập luận bản thể học của Gödel được Anderson diễn giải năm 1990:
Định nghĩa 1: x giống Chúa nếu và chỉ nếu x có các tính chất thiết yếu là những tính chất đó và chỉ những tính chất đó là tích cực
Định nghĩa 2: A là bản chất của x nếu và chỉ nếu với mọi thuộc tính B, x cần thiết có B nếu và chỉ nếu A kéo theo B
Định nghĩa 3: x nhất thiết tồn tại nếu và chỉ nếu mọi bản chất của x nhất thiết được minh họa
Tiên đề 1: Nếu một tính chất là dương thì phủ định của nó là không dương.
Tiên đề 2: Bất kỳ tính chất nào được suy ra bởi—tức là, được ngụ ý nghiêm ngặt bởi—một tính chất tích cực là tích cực
Tiên đề 3: Tính chất giống Chúa là tích cực
Tiên đề 4: Nếu một tính chất là dương thì nó nhất thiết phải dương
Tiên đề 5: Sự tồn tại tất yếu là tích cực
Tiên đề 6: Với mọi tính chất P, nếu P dương thì P nhất thiết phải dương.
Định lý 1: Nếu một tính chất là dương thì nó nhất quán, nghĩa là có thể minh họa được.
Hệ quả 1: Tính chất giống Chúa là nhất quán.
Định lý 2: Nếu một vật giống Chúa thì bản chất giống Chúa là bản chất của vật đó.
Định lý 3: Cần thiết phải chứng minh tính chất giống Chúa.
Dễ phải không?
Vâng, hai nhà khoa học máy tính có thể đã chứng minh rằng những phương trình phức tạp như vậy thực sự có thể cộng lại được, và Chúa là có thật.
Tham khảo nguồn:
Lập luận bản thể học, Bách khoa toàn thư Triết học Stanford .
Chính thức hóa, cơ giới hóa và tự động hóa bằng chứng về sự tồn tại của Chúa của Gödel
TỰ ĐỘNG HÓA CHỨNG MINH CỦA GÖDEL VỀ SỰ HIỆN HỮU CỦA CHÚA
Quả thật, rất khó để tin rằng một vấn đề triết học và thần học trừu tượng như vấn đề Chúa có tồn tại hay không lại có thể trở thành một định lý toán học. Gödel là nhận vật quá lạ thường để biến một vấn đề thuần túy triết học và tâm linh như thế thành một bài toán cụ thể của khoa học, chính xác hơn, một bài toán của khoa học logic hình thức – cánh cửa để bước vào khoa học computer.
Vì thế, không có gì để ngạc nhiên khi các nhà khoa học computer ngày nay rất thích các định lý của Gödel, vốn đã được hình thức hóa tới cấp cao nhất của toán học. Họ muốn dùng các định lý của Gödel để thử sức các chương trình computer mới nhất. Đặc biệt, họ muốn thử dùng các chương trình mạnh nhất của computer để tự động hóa việc chứng minh các định lý toán học.
Nếu thành công, điều này sẽ mở ra một viễn cảnh vô cùng sáng lạn cho toán học: con người có thể tập trung vào việc sáng tạo những tư tưởng mới và nhường công việc chứng minh nặng nhọc cho computer. Một ngày nào đó, Giải Fields chủ yếu sẽ dành cho những tư tưởng mới đáng giá, thay vì cho những công trình chứng minh như hiện nay.
Trong bối cảnh ấy, Định lý của Gödel về sự hiện hữu của Chúa trở thành bài toán hấp dẫn nhất đối với Christoph Benzmüller, thuộc Đại học Tự do ở Berlin (Free University of Berlin) và Bruno Woltzenlogel Paleo thuộc Đại học Kỹ thuật Vienna.
Đầu năm 2013 hai nhà khoa học computer đó bắt tay vào việc “computer hóa” định lý này, và không đầy một năm, đến Tháng 10, kết quả được công bố trong một công trình mang tên: “Formalization, Mechanization and Automation of Gödel’s Proof of God’s Existence” (Hình thức hóa, Cơ giới hóa và Tự động hóa chứng minh của Gödel về sự hiện hữu của Chúa), trong đó cho biết:
Đây là lần đầu tiên Chứng minh của Gödel về sự hiện hữu của Chúa được phân tích ở một mức độ chưa từng có về chi tiết và hình thức bằng những công cụ chứng minh cao cấp. Những việc sau đây đã được thực hiện theo trình tự:
- Một chứng minh chi tiết bao gồm những suy diễn logic tất yếu.
- Hình thức hóa các tiên đề, định nghĩa và định lý bằng cú pháp TPTP THF.
- Tự động kiểm tra tính nhất quán (phi mâu thuẫn) của các tiên đề và định nghĩa bằng chương trình Nitpick.
- Tự động chứng minh các định lý bằng những chương trình chứng minh LEO-II và Satallax.
- Từng bước hình thức hóa bằng cách sử dụng công cụ trợ giúp chứng minh Coq.
- Hình thức hóa sử dụng công cụ trợ giúp chứng minh Isabelle, tại những chỗ mà các định lý (và một số bổ đề bổ sung) đã được tự động hóa nhờ các chương trình Sledgehammer và Metis.
Phải nói ngay rằng công trình của Benzmüller và Paleo trước hết và chủ yếu là một thành tựu lớn của khoa học computer. Mục đích chính của các tác giả là thử nghiệm khả năng chứng minh các định lý toán học bằng computer. Thành tựu này chỉ ra rằng computer có thể giúp đỡ hoặc sẽ hoàn toàn thay thế con người trong việc tự động chứng minh bất kỳ định lý toán học nào, nếu định lý ấy có thể thuật toán hóa và hình thức hóa. Nhận định về việc này, trang mạng CNET ở Mỹ viết:
“Một ngày nào đó, có lẽ, computer có thể hoàn toàn dỡ bỏ gánh nặng chứng minh khỏi con người, sao cho con người có thể tập trung vào những vấn đề nhận thức cao cấp hơn” .
Nhận thức cao cấp hơn là gì?
Là suy ngẫm về những giá trị văn hóa, tinh thần, tư tưởng và nhân văn mà computer không bao giờ có thể có như con người. Nhận thức cao cấp nhất là đặt những câu hỏi suy tư về ý nghĩa cuộc sống, những câu hỏi triết học, thần học, tôn giáo,…
Sẽ chẳng bao giờ có một chiếc computer nào có thể nói lên “đức tin” của nó đối với một vấn đề gì. Computer không thể chịu trách nhiệm với câu hỏi có Chúa hay không có Chúa. Trách nhiệm ấy thuộc về nhận thức cao cấp của con người. Công trình của Benzmüller và Paleo không kết luận có Chúa hay không có Chúa. Nó chỉ khẳng định lập luận logic của Gödel là hoàn toàn chính xác. Nói cách khác, kết luận của Gödel rằng Chúa hiện hữu là hoàn toàn đúng, nếu hệ tiên đề của ông là đúng.
Đến đây, không thể không chiêm ngưỡng chứng minh của Gödel. Không kể những thảo luận bên lề, toàn bộ chứng minh chỉ gói gọn trong 12 dòng, bao gồm 5 tiên đề (ký hiệu là Ax), 3 định nghĩa (Df) và 4 định lý (Th):
Tổng hợp