Trong nền văn hóa lâu đời của dân tộc, không thể không nhắc đến “Văn hóa gắn liền với chiếc chuông”. Chuông và chùa chiền đã là 2 thứ gắn liền với nhau trong tâm thức của mọi người.
Thời cổ đại có rất nhiều người làm thơ miêu tả tiếng chuông.
Như câu thơ của
Trương Kế thời Đường: “Cô Tô thành ngoại hàn sơn tự, dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”
Dịch thơ của Tản Đà:
“Thuyền ai đậu bến Cô Tô, Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn Sơn”
Đỗ Phủ: “Dục giác văn thần chung, lệnh nhân phát thâm tỉnh”;
Tạm dịch: “Sớm mai thức dậy muốn nghe một tiếng chuông ngân, khiến tâm hồn thanh tỉnh”
Vương Duy: “Hàn đăng tọa cao quán, thu vũ văn sơ chung”
Tạm dịch: “Đèn khuya lạnh lẽo trên cao quán, Mưa thu nhạt nhòa tiếng chuông thưa”
Thường Kiến : “Sơn quang duyệt điểu tính, đàm ảnh không nhân tâm. Vạn lại đô thử tịch, đãn dư chung khánh âm”
Tạm dịch: “Ánh núi hòa tiếng chim ca, Tâm như mặt đầm thanh vắng. Không gian tràn đầy tĩnh lặng, Còn nghe vang vọng chuông ngân”
Chuông chùa tự lớn trước tà ý
Làng Nùng có ngôi chùa lạ là chùa Sùng Khánh. Bởi văn hóa người Tày không theo đạo, nên việc xuất hiện một ngôi chùa ở đây là một sự kỳ lạ.
Ngôi chùa này được người dân ở đây coi là chùa thiêng vì "biết" bảo vệ tính mạng dân làng và chứa đầy huyền tích. Một số người già ở đây bảo sở dĩ có ngôi chùa như vậy là vào năm Bính Thân (1356) một quan tướng nhà Trần đi thị sát biên giới có qua nơi đây.
Gặp vùng đất có một không hai theo thế lưng dựa núi, phía trái có núi hình Rồng Chầu, phía phải có núi hình Hổ Phục, hướng đông có cánh đồng rộng và dòng suối trong “Thích Bích” chảy qua nên ông quan rất thích thú.
Khi đi qua làng, gặp cây đa (chỗ xây chùa bây giờ) thì tự dưng các rễ đa quấn chặt chân ngựa của tướng quân nhà Trần này. Gỡ ra không được nên vị tướng quân ấy đành nghỉ lại. Đêm mộng thấy thần làng phán phải xây ở đây một ngôi chùa mới được bình an. Người tướng quân này đã dừng chân, nên duyên với một thục nữ có tên Nguyễn Ả và huy động dân làng xây chùa, đúc chuông đồng và đặt tên là Sùng Khánh Nghiêm Tự.
Sau đó, trải qua thịnh suy thời cuộc, chùa Sùng Khánh bị hoang hóa, đổ nát, chỉ còn nền và chiếc chuông.
Chiếc chuông của chùa còn đến ngày nay cũng có nhiều chuyện kì bí. Chùa Sùng Khánh đổ nát, không ai chú ý, chiếc chuông này đã được nhiều người đưa vào tầm ngắm trong đó có những người buôn bán phế liệu.
Người dân nơi đây bảo, chiếc chuông không nặng lắm (cao 0,9m, rộng 0,64m) ngày thường trẻ con của làng lên chơi vẫn vần được. Nhưng không hiểu sao, bất cứ một ai có mưu đồ đen tối như muốn lấy trộm, lấy cắp là chiếc chuông tự dưng to và nặng ra không thể vần và khuân được.
Ngày chùa chưa được xây dựng lại, người làng đã tận mắt chứng kiến cả chục tay thanh niên đạo chích to khỏe tìm lên chùa buộc thừng, xỏ đòn gánh định mang chuông đi nhưng không thể khiêng nổi. Lúc đó chiếc chuông tự nhiên to ra và nặng lên. Tiếc nhưng trước tình trạng đấy chúng đành bỏ lại.
Vào năm 1986, nghe ngôi chùa có chiếc chuông đồng, nên mấy tay buôn sắt thép phế thải miền dưới cũng mò lên. Vì khiêng đi không được, những tay hám của này định dùng cưa sắt để cưa chuông thành những mảnh nhỏ. Máy nổ uỳnh uỵch cả ngày nhưng không thể cưa được một vảy đồng của chiếc chuông. Dùng búa tạ đập, chuông cũng không vỡ.
Bất lực, toán đạo chích trên lên xe về và đã gặp một tai nạn thảm khốc khi vừa đi khỏi chùa khoảng 30km. Chính vì những lý do nửa thực nửa hư này nên hiện nay chùa Sùng Khánh có hai bảo vật là chiếc chuông, tấm văn bia vẫn còn mãi với thời gian và đã được công nhận là "Bảo vật quốc gia".
Tiếng chuông chùa Tử Đằng
Cả thế giới xôn xao bàn luận về tiếng chuông có màu sắc của chùa Tử Đằng. Không một học giả uyên bác, một cao tăng đắc đạo nào lí giải được hiện tượng kì bí ấy.
Ngôi chùa nằm trong một rừng hoa tử đằng bạt ngàn, quanh năm hoa rực rỡ, thơm và ngọt lịm như kẹo mạch nha. Thời điểm chú tiểu thỉnh chuông, những tiếng chuông mềm mại như lụa. Bọn trẻ địa phương ùa vào, ôm chặt tiếng chuông, reo hò, cười hát.
Từ hôm ấy, tiếng chuông của chùa Tử Đằng trở nên có màu sắc. Mỗi khi được thỉnh, âm chuông vang xa. Mỗi âm mang một sắc màu, tùy thuộc vào chiếc áo mà dân mặc hôm ấy. Muôn ngàn âm thanh, muôn ngàn màu sắc dệt thành những tấm lụa dịu dàng phủ lên cảnh vật, tạo thành những bức tranh muôn hồng nghìn tía.
Chùa Tử Đằng trở thành một danh thắng thu hút khách thập phương. Các nhà khoa học mang rất nhiều máy móc hiện đại đến đo bức xạ, sóng âm, đo quang phổ… nhưng tất cả đều không lí giải nổi. Họ đến hỏi sư trụ trì, ông nhắm mắt chắp tay niệm Phật. Chỉ đến khi tiếp một thiền sư, thi sĩ nổi tiếng từ Ấn Độ sang thăm, đáp lại câu hỏi về tiếng chuông chùa, sư trụ trì mới ung dung khoan hòa đọc một bài kệ:
"Tiếng chuông tai nghe thấy
Màu chuông mắt nhìn thấy
Yêu thương trong tiếng chuông
Thì có màu gì vậy?
Nhặt bao nhiêu nước mắt
Kết thành đóa sen yêu
Hoa khóc ai nhìn thấy
Hỏi sắc hoa chi nhiều?"
Tổng hợp