Sau 25 năm ăn muối i ốt, có hơn 200 triệu người mắc bệnh tuyến giáp ở Trung Quốc
I ốt tự nhiên và I ốt tổng hợp
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở Trung Quốc đang gia tăng và bùng phát nhanh chóng. Theo ước tính sơ lược, đã có hơn 200 triệu bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp ở Trung Quốc, con số này đã thu hút sự chú ý của mọi người.
Với tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp cao, một số lưu ý liên quan cũng bắt đầu lan rộng trong suy nghĩ của nhiều người.
Trong số đó, có ý kiến cho rằng “ăn quá nhiều muối iốt có thể gây ra bệnh tuyến giáp, có thể không nên tiếp tục ăn nữa”. Vì ý kiến này, một số người chọn dùng i ốt, một số khác thì ăn pha lẫn giữa muối i ốt và muối không có i ốt, còn một số khác lại tránh muối i ốt hoàn toàn.
Vậy thì cách lựa chọn nào là chính xác? Sẽ không có bệnh tuyến giáp nếu không ăn muối i ốt? Chúng ta sẽ nói một chút về muối i ốt mà chúng ta thường dùng trong chế biến thực phẩm.
Who có một cảnh báo rằng thiếu i ốt có thể dẫn đến bệnh bứu cổ và đần độn, Who còn khuyến nghị mạnh mẽ việc tăng cường i ốt cho tất cả muối ăn dùng trong hộ gia đình và chể biến thực phẩm, tất cả muối ăn sử dụng trong gia đình và chế biển thực phẩm đều cần được tăng cường i ốt như một chiến lược an toàn và hiệu quả để phòng ngừa và kiểm soát rối loạn do thiếu hụt i ốt ở các quần thể trong môi trường ổn định và khẩn cấp.
Theo thống kê trên cơ sở dữ liệu của mạng lưới iod toàn cầu IGN cho thấy hiện có 126 Quốc gia quy định bắt buộc phải tăng cường i ốt vào muối.
Trước hết chúng ta hãy tìm về khái niệm muối tinh và muối thô:
Muối tinh chính là muối tinh chế Refined salt hay còn gọi là muối công nghiệp do đã trải qua quá trình tẩy rửa xử lý bằng hóa chất để nồng độ natri clorua trong muối đạt tới 99,7 đến 99,9%
Người ta có thể sử dụng muối đá mỏ hoặc muối biển khai thác được để làm muối tinh nhưng chủ yếu vẫn là muối đá và mỏ muối tinh chế được làm ra với mục đích là phục vụ trong ngành công nghiệp, y tế, hóa học… Các loại muối tinh sau đó được cho thêm i ốt tổng hợp dùng làm muối ăn, ngoài ra chúng còn chứa chất chống vón cục và một chất từ đường bắp để ổn định i ốt.
Ở một số quốc gia, Florua cũng được thêm vào muối với mục đích giảm sâu răng tương tự như Flo hóa nước, muối tinh có vị mặn chát và gắt, khi nấu ăn người ta cần đến các chất điều vị khác như bột ngọt để làm món ăn ngon hơn.
Vậy còn muối biển thô, muối thô chính là muối không tinh chế unrefined salt thường ở dạng bột hoặc được xay mịn, hầm, rang… mà không trải qua quá trình tẩy rửa hay xử lý bằng hóa chất nào.
Muối biển thô chứa Natri clorua ở nồng độ khoảng 30 đến 35% và chứa rất nhiều loại khoáng chất khác như Kali, magie, canxi và i ốt tự nhiên do đó muối biển còn có vị mặn dịu giúp dễ dậy mùi của món ăn hơn. Vì vậy khi nấu ăn với muối biển bạn không cần thêm bột ngọt hay bột nêm mà món ăn vẫn sẽ rất ngon.
Có một sự khác biệt quan trọng giữa muối tinh và muối thô chính là muối tinh không hề có i ốt tự nhiên, trong khi đây mới chính là khoáng chất quan trọng trong hoạt động thần kinh, thính lực và tuyến giáp, thiếu i ốt có thể gây bứu cổ hoặc ung thư tuyến giáp, do muối tinh không có i ốt tự nhiên nên trong quá trình xử lý, i ốt được thêm vào dưới dạng Kali iodide hoặc Kali iodat.
Ngoài ra muối tinh có hàm lượng Natri clorua cao tiêu thụ vài ngày có thể dẫn tới các rối loạn tim mạch như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
Tóm lại rằng khi muối biển thô chứa một lượng khoáng chất dồi dào thì muối tinh lại bị tước bỏ đi tất cả các khoáng chất vi tự nhiên để thay thế bằng i ốt tổng hợp, florua, phụ gia Canxi silicat chất chống đóng bánh và dư lượng tẩy trắng.
Ai đã đưa i ốt tổng hợp vào thực phẩm?
Tất cả những tác hại này chúng ta đều không được biết đến vì sao chính phủ Hoa Kỳ và một số quốc gia khác lại muốn đưa florua và i ốt tổng hợp vào nguồn nước và thực phẩm cho con người sử dụng. Liệu mục đích của họ có chỉ dừng lại ở việc làm suy yếu sức khỏe của người dân?
Chúng ta hãy bắt đầu đi tìm câu trả lời bằng việc tìm hiểu chức năng quan trọng của tuyến tùng đối với nhận thức của con người.
Tuyến tùng, nơi vẫn được coi là con mắt thứ ba của con người. Về mặt giải phẫu sinh học đây là một cơ quan nội tiết nhỏ có kích thước bằng hạt đậu nằm sâu bên trong não.
Đây là một chủ đề hấp dẫn và bí ẩn trong nhiều thế kỷ đối với các nhà khoa học lẫn Giới Tu Luyện, tuyến tùng của hầu hết mọi người đều bị vôi hóa, tuyến tùng của người trưởng thành giống như một cục canxi nằm ở giữa não bộ.
Sự vôi hóa tuyến tùng này sẽ làm mù con mắt thứ ba của chúng ta. Rene Descartes (1596-1650), nhà triết học người Pháp vào thế kỷ thứ 17 đã gọi nó là nơi trú ngụ chính của tâm hồn.
Không dừng lại ở cách gọi tên, các nhà khoa học ngày nay đã thực sự gọi nó là con mắt thứ ba do các mối liên hệ được nhận thức của nó với các trải nghiệm tâm linh và trực giác của con người.
Tuyến Tùng nằm gần trung tâm não, nằm giữa hai bán cầu não trong một vùng gọi là epithalamus, mặc dù có kích thước nhỏ nhưng nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể, đáng chú ý nhất trong số đó là điều chỉnh nhịp sinh học của chúng ta.
Tuyến này sản xuất melatonin, một loại hóc môn ảnh hưởng đến sự điều chỉnh các kiểu thức và ngủ và các chức năng theo mùa. Quá trình sản xuất này chịu ảnh hưởng của ánh sáng. Tuyến tùng nhận tín hiệu từ mắt thông qua đường võng mạc dưới đồi cho mắt của chúng ta biết là ngày hai đêm và điều chỉnh tiết melatonin cho phù hợp.
Ngoài các chức năng sinh lý đã được khoa học đại chúng biết rõ tuyến tùng còn có sức hấp dẫn nhất định khi còn là đối tượng nghiên cứu của cả lĩnh vực siêu hình học và tâm linh.
Trong nhiều Tôn giáo và các ghi chép cổ xưa đều có đề cập đến một con mắt thứ ba có khả năng nhìn thấy những thứ mà đôi mắt bình thường của chúng ta không thể nào nhìn thấy được.
Nhiều tôn giáo đã sử dụng nó để nói về sự giác ngộ và khả năng nhìn xa hơn nhận thức thông thường, các tôn giáo và ghi chép cổ xưa cho rằng con mắt thứ ba này nằm ở giữa trán, nơi cao hơn khoảng cách giữa hai lông mày trùng với vị trí giải phẫu của tuyến tùng trong não.
Không dừng lại ở các ghi chép, thực tế đã chứng minh có những người thông qua thiền định và thực hành tâm linh đã có thể mở con mắt thứ ba của mình cho phép có được những hiểu biết sâu sắc và trải nghiệm mà những người với cặp mắt bình thường không thể có được.
Điều này có nghĩa là tuyến tùng giúp con người có được những nhận thức cao hơn vượt xa khỏi những điều mà khoa học thực chứng mới chỉ bước đầu tiếp cận.